Cách sắp xếp bàn thờ Phật theo truyền thống Mật Tông

Dorzin Dhondrup Rinpoche trả lời vấn đáp về cách sắp xếp bàn thờ Phật theo truyền thống Mật Tông Tây Tạng.
Cách lập bàn thờ theo truyền thống Mật Tông

 

Hỏi: Thưa thầy, xin thầy hướng dẫn con cách sắp đặt và bố trí bàn thờ Phật theo truyền thống Mật Tông Tây Tạng ạ. Con không biết thứ tự và cách sắp đặt các đồ lễ như thế nào để đúng chuẩn một bàn thờ Mật Tông ạ.

Đáp: Việc sắp đặt bàn thờ Phật trong gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh riêng của con, không có quy chuẩn cố định nào cả. Nếu con có thể dành một không gian trong gia đình để làm phòng thờ, dù là to hay nhỏ, phòng riêng hay kết hợp với không gian sinh hoạt của gia đình thì điều này cũng thật sự tuyệt vời. Phòng thờ, bàn thờ Phật gắn kết chúng ta với Tam Bảo, nên khu vực sắp đặt ban thờ nên trang nghiêm và thanh tịnh. Nếu con đã có bàn thờ tại nhà rồi thì cũng không cần thiết phải thay thế đồ thờ chỉ nhằm mục đích cho “phù hợp phong cách” với bàn thờ Mật Tông. Điều quan trọng là sự kết nối với Tam Bảo trong tâm.

Thông thường, một bàn thờ Phật theo truyền thống Mật Tông Tây Tạng bao gồm các yếu tố sau:

Tầng 1:

  • Tôn tượng chư Phật được đặt ở chính giữa. Con có thể để bất kỳ tôn tượng của vị Phật nào mình mong muốn, ví dụ Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Dược Sư, Đức Phật A Di Đà. Tượng Phật có thể được làm bằng chất liệu vàng, phủ vàng, đồng hoặc gốm vv.

    tượng phật thích ca mâu ni theo mật tông
    Một tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong ấn xúc địa theo truyền thống Mật Tông Tây Tạng.
  • Nếu không có tôn tượng có thể để tôn ảnh các vị Phật đều được.
  • Tôn tượng hoặc tôn ảnh của chư vị bổn tôn, chiều cao thấp hơn, có thể để ở hai bên.

Tầng 2:

  • 8 món cúng dường: nước, nước rửa chân, hoa, nhang, đèn, mùi hương, thực phẩm, nhã nhạc. Nếu không có điều kiện có thể thay bằng 8 chén nước cúng.
  • Nếu có bình bumpa, bảo tháp, phướn ngũ sắc hoặc các pháp bảo khác có thể để hai bên ban thờ.
  • Các thức cúng, ví dụ hoa tươi, bánh trái có thể để hai bên.
  • Cuối cùng là bát hương, hoặc khay nhang có thể đặt ở phía trước nhất.

Tám món cúng dường, bình bumpa và bộ chén cúng hộ pháp.Trên tường, phía sau bàn thờ con có thể treo tôn ảnh của vị đạo sư gốc, hoặc vị Thủ Ngôi dòng truyền thừa của mình, hoặc thangka các vị Phật, các vị Bổn tôn. Nếu con không có thangka hay ảnh để treo thì cũng không sao cả.

thangka hoang than tai
Thangka Hoàng Thần Tài. Ảnh: Internet.

Bàn thờ Hộ Pháp: Nếu có điều kiện con cũng có thể làm bàn thờ Hộ Pháp riêng, bên cạnh bàn thờ Phật với cách sắp đặt tương tự. Nếu con không có bàn thờ Hộ Pháp, con có thể kết hợp với bàn thờ Phật bằng cách đặt tôn tượng hoặc tôn ảnh chư vị Hộ Pháp ở tầng 1, hai bên tượng Phật. Nếu con không có không gian hoặc điều kiện để làm thêm một bàn thờ Hộ Pháp thì cũng không sao cả.

 

Hỏi: Gia đình con không có đủ không gian để làm bàn thờ Phật riêng, vậy con có thể kết hợp bàn thờ Phật với bàn thờ gia tiên không ạ? Như vậy thì con phải bố trí bàn thờ Phật như thế nào thưa Thầy?

Đáp: Nếu được con nên để bàn thờ gia tiên riêng, có thể đặt bên cạnh, hoặc vuông góc với ban thờ Phật. Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép con cũng có thể để ảnh thờ của gia tiên trên bàn Phật, nhưng để ở tầng thấp hơn tôn tượng hoặc tôn ảnh chư Phật, chư Bổn tôn.

 

Hỏi: Con không thể có bàn thờ Phật riêng vậy con nên làm như thế nào?

Đáp: Nếu con không có điều kiện sắp đặt bàn thờ cố định, con cũng có thể thực hành với bàn thờ ‘di động’ cũng được. Khi thực hành, chúng ta có thể sắp tôn ảnh của Phật hoặc Đạo sư trên một mặt phẳng ngang tầm mặt. Nếu con có thêm khay nhang nhỏ cũng có thể thắp. Sau khi thực hành chúng ta lại cất gọn đi.

Hãy nhớ rằng tất cả đều tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Hãy chuẩn bị những phẩm vật tốt nhất trong khả năng cho phép, sắp đặt và bố trí ban thờ phù hợp với điều kiện riêng của bản thân. Không có điều gì là đúng hay sai cả.

Nguồn: Đạo sư Dorzin Rinpoche hướng dẫn. Trung tâm DAC biên tập và cẩn chuyển Việt ngữ. 

 

đóng góp cho DAC

Các trung tâm Pháp thật vô cùng trân quý và trung tâm có thể hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào sự ủng hộ của các vị đệ tử. Mặc dù chúng ta đã thành lập trung tâm nhưng nếu không có được sự ủng hộ của tăng đoàn thì trung tâm sẽ không thể tồn tại trong tương lai. Nếu con ủng hộ cho các trung tâm Pháp thì con sẽ nhận được phước báu lớn lao trong đời này và cả đời vị lai. Và phước báu là cội nguồn của hạnh phúc.


Kyabje Garchen Rinpoche

đọc thêm

Achi Chokyi Drolma

Hộ Pháp Achi Chokyi Drolma

Achi Chokyi Drolma là một Hộ Pháp vĩ đại trong Phật Giáo. Ngài là hiện thân của Kim Cang Du Già Thánh Nữ, hoá hiện của trí tuệ và công hạnh của tất cả chư Phật. Ngài là thánh mẫu thiêng liêng của mọi chư Phật, đã hiện thân từ lòng đại bi dưới hình tướng của chư vị Dakini trong Ngũ Phật Bộ. Để đem lại lợi lạc cho mọi chúng sinh trong luân hồi, Ngài đã thị hiện muôn vàn hình tướng tại những thời – không khác nhau.

ĐỌC THÊM