Dorzin Rinpoche gửi lời chào tashi delek tất cả các vị đạo hữu.
Chúng ta đã đến với ngày thứ ba của Pháp hội trì tụng 100 triệu biến chú Mani. Tất cả các bạn, những người đang tham gia khóa thất này là tuyệt vời thực sự vì các bạn thấy được sự quan trọng của khóa thất này. Đương nhiên, trong cuộc đời của các bạn cũng có rất nhiều việc quan trọng khác nhưng các bạn đã dành trọn thời gian để tham gia khóa thất trì tụng Mani minh chú này, các bạn cũng đã rất tinh tấn thực hành trì tụng minh chú trong suốt những ngày vừa qua – điều này thực sự tuyệt vời, Thầy tán thán và hoan hỉ với công đức của các bạn. Đồng thời như hôm qua Thầy có nói, chúng ta cực kỳ may mắn. Chúng ta đã có được thân người trân quý và khi đã có được thân người trân quý thì chúng ta phải làm sao để cuộc đời này trở nên có ý nghĩa. Cuộc đời này có ý nghĩa khi chúng ta thực hành giáo pháp. Khi chúng ta thực hành giáo pháp thì thân người trân quý này không bị phí hoài. Đương nhiên trong cuộc sống này cũng có những công việc thế gian quan trọng khác nhưng nếu so sánh với cuộc đời tương lai thì có thể thấy việc thực hành Pháp thực sự quan trọng hơn gấp nhiều lần. Giờ đây khi chúng ta đã có được thân người trân quý thì tất cả những hạnh phúc chúng ta đạt được trong đời này có cội nguồn từ những công đức chúng ta tích lũy trong đời quá khứ. Điều này cũng tương tự với cuộc đời vị lai. Đó là lý do vì sao đã có được thân người trân quý rồi thì ta phải thực hành Pháp. Thông qua sự tồn tại của cuộc đời quý giá này, chúng ta tạo ra ý nghĩa cho cuộc đời này bằng việc thực hành Pháp. Đó là lý do vì sao mà việc trì tụng hay tham dự những khóa thất trì tụng tích lũy minh chú như thế này đem lại công đức vô lượng. Các bạn biết được điều này nên các bạn dành thời gian để tham dự. Như Thầy đã nói, tinh túy của các Pháp là câu minh chú Mani cho nên ngay cả khi các bạn không biết cách thực hành các pháp môn khác thì chỉ cần các bạn thực hành với lòng chí thành, tôn kính câu minh chú Mani thì các bạn nhận được gia lực y như thực hành tất cả các Pháp nếu bạn cố gắng tinh tấn thực hành một cách miên mật, tiếp tục ngay cả sau khi khóa thất này kết thúc. Cũng giống như khi các bạn nghe Pháp này thì các bạn cũng có thể trì tụng thầm trong tâm. Các vị Đạo sư trong quá khứ từng nói rằng, bất kỳ hành giả nào tham gia khóa thực hành trì tụng 100 triệu biến chú Mani thì sẽ nhận được toàn bộ công đức như khi hành giả ấy thực hành trì tụng 100 triệu biến chú Mani vậy, đơn giản chỉ tham dự vào một pháp hội thôi. Như thế để thấy công đức vô lượng đến thế nào. Còn những ai đang gặp phải nhiều khó khăn, chướng ngại trong cuộc đời, người thân trong gia đình, bạn bè đang gặp khó khăn chướng ngại thì bạn cũng có thể thệ nguyện giùm cho người đó như, trong suốt năm nay con sẽ tích lũy vô số minh chú tùy theo điều kiện của mình thay cho cha mẹ hoặc người mà chúng ta quen biết mà vừa qua đời. Kể cả không cần những lý do như vậy bạn cũng có thể phát nguyện rằng, trong năm này con nguyện sẽ thực hành trì tụng tích lũy số lượng này minh chú Mani. Khi bạn phát nguyện như vậy thì có thể gửi túc số này cho thành viên ban tổ chức để túc số này được hòa vào túc số của toàn Pháp hội và hồi hướng toàn bộ công đức của túc số này. Khi hồi hướng như thế, chúng ta hồi hướng cho toàn thể chúng sinh. Như thế công đức tích lũy trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều được hồi hướng. Nếu ai phát nguyện trì tụng một lượng túc số minh chú Mani thì có thể thể hứa nguyện và báo túc số cho BTC trước ngày mai theo cách như thế.
Như vậy, nếu các bạn biết ai đó mà chưa đủ thuận duyên tham dự khóa thất lần này thì bạn có thể khuyến tấn người đó bằng cách nói như sau, họ có thể nói rằng năm nay tôi sẽ tích lũy chừng này túc số – nghĩa là họ có thể làm như vậy và khi họ hứa nguyện như thế thì toàn bộ túc số của họ cũng được hồi hướng cùng toàn bộ đại chúng vào ngày mai. Chủ bằng cách hứa nguyện như vậy thì họ cũng tích lũy được công đức tương đương với công đức của tất cả những hành giả tham gia vào Pháp hội trì tụng 100 triệu minh chú này. Một khi đã hứa nguyện cam kết túc số rồi thì điều quan trọng là bạn phải hoàn thành túc số mình đã hứa nguyện. Thầy nhắc lại là nếu bạn biết người nào chưa có điều kiện tham dự khóa thất này thì hãy khuyến khích bạn mình thực hành thiện hạnh như thế, qua cách hứa nguyện túc số trong một năm và báo cho BTC để được hồi hướng vào ngày lễ đại hồi hướng ngày mai.
Tiếp theo chúng ta quay về với bài giảng, trang 21
Những thí chủ từ ái luôn mong được nhớ đến
Cùng thiện nam tín nữ con chẳng thể nào quên
Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm
Và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc!
OM MANI PADME HUNG HRIH
Câu kệ đầu tiên nói rằng “Những thí chủ từ ái luôn mong được nhớ đến”. Có một vài thí chú mà chúng ta không được quên, là những vị thí chủ từ ái đã cúng dường, hộ pháp cho giáo Pháp của Chư Phật và các vị Đạo sư, ví dụ họ góp công lao vào việc xây dựng tu viện, chùa chiền, hoặc đóng góp giúp cho cuộc sống của chư Tăng Ni được có điều kiện đủ đầy hơn như cúng dường y áo, thực phẩm,… Khi đó, họ đến với chúng ta với một khẩn nguyện, mong cầu về việc bảo hộ thì họ chính là những thí chủ từ ái. Khi họ có tấm lòng từ ái để ủng hộ, cúng dường Giáo pháp như vậy thì không phải do họ có quá nhiều tiền và không biết làm gì nên tung tiền ra lung tung như thế mà đây thực sự là những khoản tiền mà họ đã làm việc rất vất cả để có được và họ hiểu được ý nghĩa thực sự của Pháp hội như Pháp hội Mani, họ có lòng sùng mộ sâu sắc đến Chư Phật, Chư Đạo sư, tăng đoàn nên họ ủng hộ và cúng dường tịnh tài của họ như vậy. Với lòng sùng mộ chí thành và tri kiến thanh tịnh, họ cúng dường Chư Đạo sư và thỉnh cầu chư vị tiếp tục làm lợi lạc cho chúng sinh. Những vị Đạo sự tâm linh thật sư có thể đem rất nhiều lợi lạc cho chúng sinh nên nhận lãnh những cúng phẩm này với trái tim thuần tịnh. Nhìn xung quanh trong cõi giới này, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều nơi nhập thất, tu viện không chỉ trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng mà còn trong tất cả các truyền thống Phật Giáo ở quốc gia khác như truyền thống Phật Giáo Trung Hoa, truyền thống Phật Giáo Sri Lanka,… rất nhiều đền chùa được xây dựng lên nhờ lòng từ ái của các vị thiện nam tín nữ, những vị thí chủ. Những vị này cúng dường lên Tăng đoàn đã thỉnh nguyện rằng “xin đừng quên con” hay họ nói với chư vị Đạo sự tâm linh rằng “con đang gặp quá nhiều khó khăn” hoặc “cha mẹ con vừa qua đời, xin hãy bảo vệ cho họ”. Tất cả tình yêu thương lòng kính ngưỡng lẫn sự hy vọng của họ đều cậy nhờ vào vị Đạo sự tâm linh vì vậy vị Đạo sự tâm linh không được lãng quên họ. Một khi các vị thí chủ đã cúng dường đến Lama của Tăng đoàn thì các vị Lama hiểu rằng, việc trao lại một khăn Khata và nói rằng “Xin cám ơn con, xin tri ân công đức của con” thôi thì chưa đủ. Một vị Lama thực sự phải hiểu được mong nguyện cậy nhờ của vị thí chủ và đồng thời phải làm thế nào để cúng phẩm này không bị lãng phí, được sử dụng vào đúng mục đích nó đặt ra và không được để lãng phí. Điều này nhằm nói đến những người ở phía bên kia của cúng phẩm, nghĩa là những người lãnh nhận cúng phẩm và không bao giờ được lãng quên những mong nguyện, thỉnh cầu của thí chủ. Nếu có vị thí chủ cúng dường lên vị Đạo sư và vị Đạo sư nói “ta sẽ không bao giờ quên con” nhưng rồi lại quên ngay trong chốc lát thì điều này chẳng khác gì những lời nói gian dối. Lấy ví du, nếu vị Đạo sự tâm linh đã nhận cúng dường rồi thì vị ấy phải hết sức nỗ lực để hoàn thành mong nguyện của người cúng dường cho vị ấy bằng khả năng có thể. Lại nữa, lấy ví dụ trong bối cảnh thực hành tại Pháp hội Mani này, chúng ta khẩn nguyện lên Đức Quán Âm và chúng ta nguyện rằng, nguyện cho tất cả các vị thiện nam tín nữ này, tất cả các vị thí chủ từ ái này đều được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc! theo truyền thống ở Tây Tạng, khi có cha mẹ của một vị hành giả qua đời thì theo truyền thống, người con sẽ cúng dường toàn bộ tài sản của cha mẹ vừa mất cho vị Đạo sự tâm linh để được vị ấy dẫn dắt trong giai đonạ trung ấm. Họ làm như vậy vì họ có tín tâm và lòng sùng mộ mạnh mẽ. Lòng sùng mộ của họ rất sâu sắc nên họ mới khẩn cầu như thế. Họ đặt trọn vẹn niềm tin vào vị Đạo sự tâm linh và nói rằng, mong Ngài hãy dẫn dắt đấng sinh thành của con vượt qua nỗi đau khổ trong giai đoạn trung ấm. Lại nữa, giả sử có người mắc phải căn bệnh nan y không chữa được và biết mình sắp chết thì họ cũng dâng cúng dường toàn bộ tài sản như thế vì họ biết rằng, trong giai đoạn trung ấm, họ sẽ gặp phải rất nhiều chướng ngại, sợ hãi, đau đớn. Nên khi họ khẩn cầu như vậy thì vị Đạo sư là người sẽ bảo vệ họ. Hoặc vị Đạo sự tâm linh này là một hiện thân của Đức Phật A Di Đà hoặc Đức Quán Thế Âm nên khi họ cúng dường như vậy, tâm họ khởi lên tín tâm sâu sắc và chân thành, tin rằng vị Đạo sự tâm linh này sẽ dẫn dắt họ ra khỏi nỗi đau khổ của thân trung ấm. Cho nên điều quan trọng là vị Đạo sư nhận cúng phẩm không được phép lãng quên mong nguyện của thí chủ đã cúng dường và khi thực hành thiện hạnh thì đều hồi hướng công đức cho chư vị thiện nam tín nữ ấy. Như trong khổ này có nói “Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc”. Một cách ngắn gọn, khổ này nói rằng chúng ta cần nỗ lực hết sức để hoàn thành mong nguyện của người khác nếu người ta đã đặt hết kỳ vọng, hy vọng, lòng chí thành vào mình thì mình phải nỗ lực hết sức để dẫn dắt, hoàn thành tâm nguyện của họ. Nếu bạn không có được năng lực để dẫn dắt họ qua giai đoạn trung ấm thì cũng phải có năng lực thực hành và cầu nguyện cho họ, ví dụ nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm trong những Pháp hội như thế này cũng đem lại lợi ích cực kỳ to lớn.
Khổ tiếp theo trang 22
Bất kể ai cúng dường đạo sư và tăng chúng
Các biểu trưng của khẩu, ý, thân
Cùng các vị nương nhờ phẩm cúng dường
Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm
Và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc
Dòng đầu tiên của khổ này nói “Bất kể ai cúng dường đạo sư và tăng chúng các biểu trưng của khẩu, ý, thân”. Lấy ví dụ, có người đóng góp xây tu viện, đền chùa hoặc bảo tháp, in ấn Kinh sách,.. nghĩa là họ dâng cúng dường lên vị Đạo sự tâm linh, Tăng đoàn,… tất cả cúng phẩm này với lòng chí thành, lòng sùng mộ. Chúng ta phải hiểu rằng, tất cả cúng phẩm này có thể được hiểu rộng ra là bất kỳ sự đóng góp nào không chỉ cho Tăng đoàn mà còn cho xã hôi, như đóng góp cho trường học, xây trường, xây bệnh viện, trạm xá hoặc đóng góp cho tổ chức hoạt động xã hội với động cơ từ bi, trắc ẩn. Điều này được gọi là phẩm cúng dường. Những cúng phẩm này phải được sử dụng và thực hiện theo mong nguyện của những người dâng cúng chứ không được phép giữ lại cho riêng mình. Giữ lại cúng phẩm cho riêng mình là một ác hạnh to lớn. Vị nào làm như thế thì sẽ phạm phải những ác hạnh và ác nghiệp nặng nề. Đã nhận cúng phẩm rồi thì các vị Đạo sự tâm linh, Tăng đoàn phải có trách nhiệm hoàn thành tâm nguyện của người dâng cúng. Nếu không làm vậy thì vị ấy sẽ phạm ác hạnh và tích lũy vô lượng ác nghiệp sâu dày. Điều này cũng đúng theo chiều ngược lại, nó không chỉ là trách nhiệm của người nhận cúng phẩm mà cũng còn là trách nhiệm của người dâng cúng dường. Rất nhiều đệ tử có lòng sùng mộ và tình yêu thương dành cho Tăng đoàn và luôn có mong nguyện được giúp đỡ Tăng đoàn, điều này tự thân nó là một mong nguyện rất tuyệt vời nhưng các bạn cần có sự quán xét rõ ràng về các dự án trước khi cúng dường, giúp đỡ. Giả sử không có sự quán xét trí tuệ với những dự án mà cứ cúng dường, giúp đỡ thì có thể số tiền đó không được sử dụng cho mục đích đúng đắn. Cho nên, trách nhiệm của các bạn là phải quán xét, suy xét cẩn thận những dự án mà mình chuẩn bị ủng hộ tịnh tài, tránh để sau này phát hiện ra nó không chân chính thì các bạn sẽ nảy sinh cảm giác tiếc nuối, hối hận. Thời nay có rất nhiều cách để các bạn kiểm tra xem một dự án nào đó có chân chính hay không, có thực sự xứng đáng để các bạn cúng dường hay không. Khi đã xác nhận rồi thì hãy cúng dường thật tâm. Sau khi tìm hiểu kỹ càng và dâng cúng dường thì bạn sẽ không có bất kỳ cảm xúc hối hận, nuối tiếc nào như thế sự hồi hướng của bạn sẽ hoàn hảo. Lúc này, thiện hạnh cúng dường của bạn sẽ là một thiện hạnh chân chính. Nếu không, sự thực hành thiện hạnh của bạn sẽ biến thành sự tích lũy nghiệp quả gọi là ác nghiệp. Nói thẳng ra, việc cúng dường cho những dự án không chân chính là cách bạn cúng dường tiền để sử dụng cho những việc sai trái, hành động sai trái – đó chính là cách bạn tích lũy ác nghiệp. Vì vậy các bạn cần có trí tuệ, quán xét rõ ràng để xác định việc ủng hộ tiền cho các dự án có đúng hay không. Đối với người nhận cúng phẩm thì phải thực hiện ước nguyện của người dâng cúng theo đúng mục tiêu mà người dâng cúng đặt ra, thỉnh cầu.
Vấn đề ở đây là khi bạn có điều kiện gặp được một dự án chân chính, tuyệt vời và bạn có khả năng ủng hộ thì bạn có được hai điều kiện: mong nguyện được giúp đỡ và khả năng giúp được. Đây chính là công đức thực sự tuyệt vời bạn đã tích lũy trong đời trước và giờ lại tiếp tục sử dụng điều đó để tích lũy công đức cho đời vị lai. Nói tóm lại, dù bạn thực hành bất kỳ thiện hạnh gì hay bất kỳ điều gì thì cũng cần quán xét kỹ càng bằng trí tuệ.
Khổ tiếp theo
Ma vương, quỷ quái, thường dân và tội phạm
Những kẻ ác tâm, trơ tráo lẫn lọc lừa
Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm
Và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc!
OM MANI PADME HUNG HRIH
Ở đây, ma vương, quỷ quái, thường dân,… có thể so sánh như sau để hiểu: Giống như cách các vị thủ tướng có nội các của mình để giúp việc thì tập hội này họ không có ý nguyện thiện lành, chỉ muốn não hại chúng sinh, gây phiền toái, điều khiển người khác theo cách họ mong muốn, dùng quyền lực để lừa dối người khác bằng các phương pháp, phương tiện mà họ nghĩ ra. Những người này gây ra rất nhiều phiền não cho chúng sinh, gây ra chiến tranh giữa các quốc gia, gây ra quá nhiều thù hận, đố kỵ, kiêu mãn. Đây chính là những người ác tâm, trơ tráo, lọc lừa. Họ trơ tráo vì lừa dối người khác trắng trợn và qua đó tích lũy rất nhiều ác nghiệp. Nói ngắn gọn, những ai mang đến rất nhiều phiền não, não hại chúng sinh khác thì phạm phải tội lỗi rất nặng nề. Chúng ta không chỉ đơn thuần nói về những vị vua, tổng thống có quyền lực mạnh mẽ mà chúng ta cũng thấy những người như vậy trong cộng đồng. Có những người lúc nào cũng muốn dẫn dắt người khác vào con đường sai trái, tìm cách dối lừa người khác, hoặc những người “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”, tức là ở ngoài thể hiện tốt đẹp nhưng sau lưng lại nói xấu, ghanh tị, đố kị với người khác – tất cả họ được gọi là những người có tâm địa độc ác, trơ tráo lọc lừa. họ có mặt ở bất kỳ nơi đâu. Những việc ác hại họ làm tích lũy rất nhiều nghiệp chướng. Chúng ta nghĩ về những người này, nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc! Tức là chúng ta hồi hướng thực hành thiện hạnh của chúng ta cho họ.
Khổ tiếp theo trang 23
Những kẻ phạm phải mười ác hạnh, năm tội vô gián
Cùng năm trọng tội và những điều xấu ác
Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm
Và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc!
Những kẻ phạm phải mười ác hạnh – mười ác hạnh là gì? Trong mười ác hạnh thì có 3 ác hạnh của thân là sát sinh, tà dâm, trộm cắp. 4 ác hạnh của khẩu là nói dối, nói lời bất hòa, nói lời phù phiếm vô ích và nói lời chia rẽ. 3 tội ác của ý là ham muốn, làm tổn hại người khác và có tà kiến. Đây chính là mười ác hạnh.
Năm tội vô gián ở đây là 5 tội lớn, chính là ngũ nghịch – là tội nặng nhất dẫn đến quả báo ngay lập tức trong đời này, đó là: giết cha, giết mẹ, giết một vị A la hán, giết hại một vị Đạo sư, làm tổn hại tăng đoàn với tâm nguyện độc ác. Nếu những tội khác có thể tịnh hóa thì 5 tội này không thể tịnh hóa. Còn có 5 tội khác là giết một vị Tỳ kheo, giết một vị Sadi, giết một vị Tỳ kheo ni, phá hủy đình chùa, đền miếu, phá hủy những biểu trưng của thân khẩu ý của một vị Phật.
Thầy chỉ có thể liệt kê các tội này chứ không có thời gian đi sâu vào từng tội lỗi. Có ba điều cực kỳ nghiêm trọng chúng ta không được phạm, hai điều thuộc về khẩu: không được nói dối để đem lại lợi ích cho riêng mình và không được nói lời chia rẽ. Chúng ta phải cực kỳ cẩn thận vì đây là những hành động cực kỳ ác hại, gây nguy hiểm. Vì với lời chia rẽ, chúng ta gây ra bất đồng với cộng đồng đáng lẽ hòa hợp, gây chia rẽ giữa vị Đạo sư và đệ tử, gây bất hòa giữ các bạn đạo với nhau, giữa cha mẹ và anh em, giữ những người thân,… Nói chung, những lời chia rẽ xảy ra rất nhiều vào bất kỳ lúc nào chúng ta có thể để ý đến. Kể cả khi các bạn không có ý định ác hại nhưng lại là những lời nói vô tâm thốt ra cũng khiến người khác bất hòa, gây chia rẽ không còn thân thiết với nhau. Đây là những điều mà các bạn phải hết sức cẩn thận. Khi con người hòa hợp thì đó là hạnh phúc, khi chúng ta không hòa hợp với nhau là nỗi đau khổ phải không? Nên khi bạn chia rẽ người khác là đang gây tai hại cho họ, khiến họ đau khổ bằng lời nói của mình, nên phải hết sức cẩn thận về điều này. Điều thứ 3 là tội ác về ý. Trong 3 tội ác của ý thì nặng nhất là có ý nguyện làm hại người khác, bạn phải thật sự quán xét bản thân, cố gắng hết sức để từ bỏ kể cả ác hạnh nhỏ nhất. Nếu không cẩn thận quán xét để từ bỏ ác hạnh nhỏ nhất thì chúng càng lúc càng to lớn mạnh mẽ hơn, bạn càng lúc càng quen thuộc với các tội ác trong tâm của mình. Ví dụ, việc nói lời dối trá ban đầu có thể khó khăn nhưng càng về sau càng quen dần hoặc nói lời chia rẽ cũng vậy. Các bạn cần hết sức cẩn thận với điều này. Nếu các bạn cẩn thận thì sẽ tập được thói quen không nói điều xấu nếu không, việc dễ dàng với bản thân sẽ khiến bạn trở nên quen thuộc với việc nói lời chia rẽ, não hại người khác và nói ra những lời ác độc rất nhẹ nhàng. Điều này xảy ra ở rất nhiều cộng đồng khác nhau. Có những người khi thấy người khác đau khổ thì lại rất hạnh phúc, cười trên nỗi đau của người khác. Khi thấy người khác thành công, vui vẻ lạik khó chịu, ghen tuông, đố kỵ. Các bạn cần hết sức cẩn thận với điều này.
Về tội vô gián thì Thầy thật tâm nghĩ rằng không ai trong số chúng ta phạm phải tội này. Cũng như thế, không có vị nào phạm phải 5 tội gián tiếp. Còn lại là những việc vì bất cẩn chúng ta phạm phải rất nhiều trong cuộc đời mình. Các bạn là những người học hiểu về nghiêp nhân quả, đã học rồi thì phải cố gắng cẩn thận kiểm soát thân khẩu ý của mình. Thêm nữa, không chỉ dùng lỹ thuyết đã học này để điều phục bản thân mà nên dùng để dạy những người xung quanh như dạy con mình chẳng hạn. Hãy dạy trẻ không làm điều ác, nói những người xung quanh mình hãy làm điều thiện vì tác hại của 10 ác hạnh, 5 tội vô gián và 5 tội gián tiếp này thực sự rất nặng nề. Vì thế giờ đây các bạn cầu nguyện rằng, nguyện cho tất cả những người phạm phải những tội ác này đều được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc! Chúng ta trì tụng minh chú đối với những đối tượng này trong tâm bởi vì những người phạm phải những tội ác nặng nề này họ thực sự rất đau khổ, họ cần có sự hồi hướng của chúng ta nên giờ đây thay mặt họ chúng ta khẩn cầu.
Khổ tiếp theo
Những người khuất núi đã trao tên hồi hướng
Cùng chúng sinh đã mất mà [vì họ] con nhận phẩm cúng dường
Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm
Và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc!
OM MANI PADME HUNG HRIH
Khổ này muốn nói đến những người có người thân đã qua đời như cha mẹ. Đoạn kệ này muốn nói đến việc theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, khi gia đình có người thân qua đời họ sẽ đến gặp một vị Đạo sư tâm linh và cúng dường để khẩn cầu việc thực hành lễ hỏa tịnh cho người vừa qua đời. Họ có thể dâng cúng đồ ăn hoặc bất kỳ phẩm vật nào họ có thể chuẩn bị để cúng dường lên Đạo sư. Họ đặt toàn bộ niềm tín tâm, cậy nhờ vị Đạo sư đó và nói rằng người thân con mới qua đời. Đây là một trọng trách rất nặng nề vì những người dâng cúng với niềm tín tâm sâu sắc và đặt toàn bộ mong nguyện cậy nhờ vào vị Đạo sư tâm linh. Điều này cũng tương tự điều chúng ta đã nhắc đến ở khổ lúc trước. Câu kệ này không liên quan nhiều với các vị hành giả cư sĩ mà nhắc nhở các thành viên trong Tăng đoàn, là những vị Đạo sư tâm linh, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, không được chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích mà phải sử dụng những cúng phẩm này để đáp lại ước nguyện, thỉnh nguyện của người dâng cúng dường. Nói ngắn gọn, những cúng phẩm này cần được sử đụng để thực hành theo tâm nguyện của người cúng dường trong tâm. Giả sử, nếu có ai đó sắp qua đời và khẩn cầu vị Đạo sư tâm linh hãy dẫn dắt cho con thì vị Đạo sư nhận được lời khẩn cầu đó, nhớ đến người đặt lời thỉnh cầu trong tâm và thực hành, như thực hành trì tụng minh chú Mani. Chính điều này trở thành động lực cho người thực hành hạnh bố thí, cúng dường, để họ tinh tấn tiếp tục thực hành thiện hạnh. Đây là điều nên làm chứ vị Đạo sư tâm linh không được phép nhận phẩm cúng dường rồi lãng quên hoặc không làm gì cả.
Khổ tiếp theo trang 24
Với những người con thấy hay nghe rằng đã chết
Cùng chúng sinh đã lìa bỏ cõi đời này
Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm
Và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc!
OM MANI PADME HUNG HRIH
Những người con thấy hay nghe rằng đã chết là những người mà chúng ta chỉ nghe tin họ qua đời, ví dụ tại một đất nước xa lạ nào đó chúng ta biết có ai vừa mất đi hoặc chúng ta biết nghe rằng có người chết vì chiến tranh, dịch bệnh ở một đất nước xa xôi nào đó – là một điều thực tế đang xảy ra do chiến tranh, dịch bệnh. Hoặc chúng ta thấy ai đó vừa qua đời như một con vật nào đó, thành viên trong gia đình,… Nếu có cơ duyên mà chúng ta nghe biết về sự qua đời của một chúng sinh nào đó, hoặc thậm chí dù chưa có cơ hội nghe biết về sự qua đời của họ nhưng chúng ta biết rõ mỗi giây mỗi phút trên thế giới này có rất nhiều người qua đời, với những vị này, chúng ta cầu nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc! Chúng ta cần khởi lên lòng bi mẫn to lớn cho những chúng sinh vừa qua đời và với lòng sùng mộ chí thành, với tri kiến thanh tịnh, chúng ta khẩn cầu đến Đức Quán Thế Âm và trì tụng bài nguyện Đức Quán Thế Âm cho họ. Ví dụ khi đi trên đường và bạn vô tình thấy một con vật như con côn trùng, chim chóc vừa qua đời thì lập tức bạn nên trì tụng câu minh chú OM MANI PADME HUNG. Hoặc giả bạn nghe thấy vừa có người qua đời thi tức thì bạn nên trì tụng OM MANI PADME HUNG.
Khổ tiếp theo nói
Những kẻ chết bởi gươm đao, nạn đói
Hay xác người nơi núi thẳm, nước sâu
Những chúng sinh lang thang trong những cõi trung gian
Chẳng mang tội mà cũng không công đức
Nguyện cầu họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm
Và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc!
OM MANI PADME HUNG HRIH
Những kẻ chết bởi gươm đao ở đây đề cập đến những người chết vì vũ khí như gươm, giáo, cung tên thời xưa còn bây giờ có nhiều loại vũ khí sinh học, hóa học như thuốc độc chất độc, kỹ thuật như bom, đạn. Nạn đói đề cập đến những người vì không có thức ăn nước uống mà chết đói chết khát. Có rất nhiều lý do khiến chúng ta từ bỏ cuộc đời này, hãy nhớ nghĩ về những người phải chết như thế.
Những chúng sinh lang thang trong những cõi trung gian có nghĩa là sao? Có những người không có công đức và tuy không có quá nhiều ác hạnh tích tập trong đời này những vẫn có những cảm xúc ô nhiễm thì một cách tự nhiên trong tâm có bám chấp, tham luyến vào cái ngã. Dù cho những người này không phạm ác hạnh nặng nề nhưng trong tâm có cảm xúc ô nhiễm thì khi qua đời với nhiều cách khác nhau, họ không có quá nhiều thiện hạnh và công đức để nương dựa khi trôi lăn trong các cõi trung gian. Vì vậy họ tiếp tục trôi lăn mãi mãi trong các cõi trung gian như vậy mà không có điểm đến. Chúng ta nghĩ nhớ đến những người này và nguyện rằng, họ được dẫn dắt bởi Đức Quán Thế Âm và được gia hộ để tái sinh nơi Cực Lạc! Vì họ, chúng ta trì tụng minh chú OM MANI PADME HUNG.
Bây giờ Thầy dừng phần giảng ngày hôm nay tại đây, tới đoạn này chúng ta đã nhớ nghĩ và hồi hướng cho tất cả chúng sinh phạm tội, những chúng sinh đối mặt với những khó khăn chướng ngại vất vả trong cuộc đời này, hãy nhớ đến tất cả những chúng sinh đó và giờ đây chúng ta cùng trì tụng minh chú Mani.
Nguồn: Dorzin Rinpoche ban pháp thoại về Bài Nguyện Hồi Hướng Chú Mani trong pháp hội trì tụng 100 Triệu Minh Chú Mani lần 3 do trung tâm DAC tổ chức qua mạng trực tuyến. Tp. HCM, tháng 3/2022
DAC biên tập và chuyển Việt ngữ. Do tính chất của một buổi pháp thoại bản đánh máy chỉ sửa đổi các điểm chưa chính xác trong bản dịch nói, nhưng giữ lại nguyên văn câu từ của Đạo sư để gìn giữ ngôn ngữ tự nhiên gần gũi của Thầy.